Xe nâng điện không phải là một cỗ máy quá phức tạp. Việc vận hành không có quá nhiều thao tác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách vận hành xe nâng điện một cách chi tiết. Để bạn có thể vận hành xe nâng điện một cách an toàn nhất.
Các loại xe nâng điện phổ biến hiện nay
Dựa trên những công việc và nhà kho khác nhau. Mà nhà sản xuất đã cho ra đời các loại xe nâng điện khác nhau để phù hợp. Và tối ưu hơn với người sử dụng. Nhưng phổ biến có 3 loại xe nâng điện sau đây:
- Xe nâng tay điện hoàn toàn tự động: có thể nâng hạ và di chuyển bằng điện. Có hình dạng bên ngoài giống như xe nâng tay cơ khí thủy lực. Được sản xuất để thay thế sức người, cải thiện. Nâng cao năng suất lao động.
- Xe nâng điện đứng lái: có bàn đứng hoặc người vận hành sẽ đứng ở trong buồng, vận hành các thao tác. Loại xe nâng này thường được sử dụng trong nhà kho có lối đi hẹp và sàn phẳng.
- Xe nâng điện ngồi lái: đây là loại xe nâng phổ biến nhất. Vì có khả năng nâng hàng lớn, linh hoạt và giá cả hợp lý. Loại xe này thường được sử dụng ở các nhà kho kín hoặc ngoài trời.
Xem thêm >>> Báo giá chi tiết Xe nâng điện nhập khẩu chính hãng tại Việt Nhật
Hướng dẫn vận hành xe nâng điện
Bước 1: Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động
Người vận hành xe nâng phải mang giày bảo hộ lao động có đủ độ cứng, dày. Có khả năng chống lại các vật sắc nhọn. Đồng thời đội mũ bảo hiểm an toàn lao động có ghi rõ họ tên, mã nhân viên. Luôn phải mặc áo bảo hộ phản quang kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
Tránh mặc quần áo rộng, giày dép ít ma sát, dễ bị trơn trượt
Bước 2: Kiểm tra xe điện trước khi đưa vào vận hành xe nâng điện
Người vận hành xe nâng điện phải xác định vị trí của các tay điều khiển. Phanh tay và phanh chân một cách nhuần nhuyễn. Trước khi sử dụng, phải kiểm tra kỹ lưỡng đèn xi nhan, đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo. Và hệ thống phanh cũng như dây an toàn và ghế ngồi an toàn.
Ngoài ra, người vận hành xe nâng điện phải nắm chắc tải trọng nâng tối đa của xe điện. Và bảng tải trọng nâng ở các tâm tải khác nhau. Đảm bảo càng xe nâng hàng (nĩa nâng, lưỡi nâng, fork) không bị cong vênh.
Lưu ý, nếu xe nâng của bạn là lốp hơi thì hãy kiểm tra cả áp suất lốp để bơm đúng tiêu chuẩn.
Có thể bạn quan tâm >>> Hướng dẫn cách sạc xe nâng điện an toàn – hiệu quả – không chai pin
Bước 3: Nâng hạ và di chuyển hàng hóa
Người vận hành xe nâng điện phải luôn quan sát xung quanh để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Đặc biệt cẩn thận khi di chuyển ở chỗ dốc, nhà kho. Để an toàn hơn, nên luôn có thêm một người đi cùng để hướng dẫn. Đảm bảo bạn di chuyển ở khu vực bị hạn chế tầm nhìn.
Chỉ vận hành khi đã có sự đảm bảo rằng hàng hóa đã nằm đúng trên càng nâng hoặc pallets. Bạn nên di chuyển ở tốc độ chậm khi đi ở mặt đường trơn. Hoặc những đoạn dốc, gồ ghề và hạn chế phanh gấp khi xe đang có tải.
Bước 4: Đỗ xe nâng điện an toàn
Sau khi vận hành, hãy đỗ xe ở nơi đúng quy định ở các vị trí bằng phẳng, hạ càng sát mặt đất.
Khi đỗ xe, người vận hành xe nâng điện nên sử dụng công cụ chèn bánh xe và phanh tay. Bạn hãy tắt hết nguồn điện của xe nâng hàng. Và chỉ rời khỏi xe nâng sau khi đã được dừng hẳn. Không bao giờ được nhảy khỏi xe nâng khi có nguy hiểm.
Video hướng dẫn sử dụng xe nâng điện
Lưu ý khi sử dụng xe nâng điện
- Không sử dụng xe nâng khi báo lỗi.
- Không sử dụng khi có vật di chuyển trên nĩa nâng.
- Không nâng hàng khi khung nâng ngả về phía trước.
- Không nâng và di chuyển cùng một lúc.
- Không cố gắng di chuyển ở bề mặt nghiêng lớn.
Trên đây là những lưu ý cũng như hướng dẫn cách vận hành xe nâng điện an toàn. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn!