Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang nâng hàng người ta sử dụng các tiêu chí và quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về cách kiểm định vận thăng hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
1. Kiểm định vận thăng nâng hàng là gì?
Trước khi tìm hiểu về kiểm định vận thăng nâng hàng thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu vận thăng nâng hàng là gì?
– Vận thăng nâng hàng là thiết bị nâng hạ hàng hóa rất quan trọng. Được sử dụng để nâng vật liệu, những dụng cụ lao động tại các công trình xây dựng nhà cao tầng. Đây là thiết bị nâng hạ hàng hóa có kèm theo cả người. Được chuyển động theo phương thẳng đứng với độ cao. Cho nên yếu tố an toàn lao động cần được đảm bảo và kiểm định trước khi đưa vào vận hành sử dụng.
– Kiểm định vận thăng nâng hàng là quy trình kiểm định, kiểm soát an toàn thiết bị nâng hàng. Và việc kiểm định an toàn phải được các đơn vị, cơ quan có chức năng pháp lý kiểm duyệt.
Việc kiểm định an toàn là để đảm bảo an toàn đối với mọi người, đặc biệt là người thi công vận hành. Tránh được các rủi ro đáng tiếc xảy ra. Hơn nữa đảm bảo sự hoạt động ổn định của máy nâng hàng. Đồng thời phát hiện được các hỏng hóc, lỗi kỹ thuật để có thể tránh được những rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc. Ngoài ra việc kiểm định còn là việc chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Khi nào cần kiểm định vận thăng nâng hàng
Kiểm định cầu trục lần đầu
Thời hạn: sau khi vận thăng được lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng.
Đây là quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu. Nhằm đánh giá được tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị. Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn quốc gia để kiểm tra thiết bị sau khi được lắp đặt và đưa ra sử dụng.
Kiểm định định kỳ
Thời hạn: Khi hết thời hạn kiểm định được ghi trên phiếu theo dõi kết quả kiểm định lần đầu.
Là hoạt động đánh giá các tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị vận thăng nâng hàng theo định kỳ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, quốc gia. Khi hết thời hạn kiểm định lần một.
Xem thêm >>> Top 5 vận thăng nâng hàng 500kg tốt nhất thị trường hiện nay
Chế độ kiểm định bất thường
Thời hạn: không xác định, căn cứ vào các trường hợp cần kiểm tra.
Đây cũng là hoạt động kiểm tra đánh giá các tình trạng kỹ thuật an toàn của vận thăng. Theo các quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
Các trường hợp kiểm định bất thường:
- Sau khi thiết bị được sửa chữa hay nâng cấp cải tạo ảnh hưởng đến tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị.
- Sau khi vận thăng nâng hàng được thay đổi vị trí lắp đặt.
- Khi bị cơ quan cơ sở sử dụng hay cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Đó là 3 trường hợp mà thiết bị vận thăng nâng hàng có thể kiểm định bất thường trong bất cứ thời gian nào.
3. Quy trình kiểm định vận thăng nâng hàng
Vận thăng nâng hàng được kiểm định thông qua các bước dưới đây:
*** Lưu ý: Các bước kiểm định tiếp theo mà được diễn ra khi và chỉ khi bước trước đó kiểm tra đạt yêu cầu. Và tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước cần được ghi chép đầy đủ chính xác. Được lưu lại tại tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ lắp đặt vận thăng.
- Xem xét lý lịch và bản vẽ của thiết bị.
- Kiểm tra các nhật ký ghi chép vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với các thiết bị kiểm định bất thường).
- Kiểm tra hồ sơ kiểm định của lần trước.
Xem thêm >>> Vận thăng nâng hàng 2000kg là gì? Công dụng của nó trong đời sống
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra vị trí lắp đặt vận thăng nâng hàng. Các biện pháp an toàn có đảm bảo hay không.
- Kiểm tra tính đồng bộ, sự đầy đủ và phù hợp của các bộ phận, chi tiết. Đồng thời các thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ lý lịch vận thăng có khớp không, đạt tiêu chuẩn không.
- Kiểm tra bộ phận móng và những liên kết giữ thân tháp với móng.
- Khám xét các cơ cấu và bộ phận. Đó là: kết cấu kim loại và liên kết, cơ cấu di chuyển, cáp, thân tháp, đường ray, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ,…
- Kiểm tra lồng bảo vệ và cửa tầng.
- Đánh giá các tình trạng kỹ thuật đối với các thiết bị an toàn. Các thiết bị an toàn gồm: phanh, giảm chấn, hạn chế hành trình, tín hiệu cảnh báo di chuyển, chống quá tải,…
- Kiểm tra các thiết bị điện trở nối đất và các điện trở cách điện.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật
- Thực hiện cho vận thăng hoạt động lên xuống ít nhất 3 lần.
- Kiểm tra trên nóc cabin bằng cách cho di chuyển từ trên xuống. Để kiểm tra hoạt động cụm truyền động, thân tháp, gông neo, công tắc an toàn, bánh răng, …
Bước 4: Thử nghiệm
Các bước kiểm tra trên đạt yêu cầu thì bước 3 được tiến hành.
- Thử không tải để có thể kiểm tra được các hoạt động của tất cả những kết cấu trang thiết bị. Các thiết bị an toàn, thiết bị điều khiển, chiếu sáng, phanh, hãm an toàn, tín hiệu cảnh báo,…
- Tiến hành thực hiện thử tải tính với tải trọng bằng 125% SWL.
- Thực hiện thử tải động với mức tải 110% SWL.
Bước 5: Xử lý các kết quả đã kiểm định
Sau khi thực hiện các bước trên thu được kết quả kiểm định. Khi đó cần xử lý các kết quả đó như sau:
- Lập biên bản kiểm định vận thăng nâng hàng. Hãy ghi tóm tắt các kết quả thu được vào lý lịch. Và dán tem kiểm định khi đã đạt yêu cầu.
- Khi đó sẽ cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn cho kết quả kiểm định vận thăng an toàn.
Một số những chú ý trong kiểm định vận thăng nâng hàng
Thời hạn kiểm định:
Thời hạn kiểm định định kỳ là không vượt quá 2 năm. Áp dụng đối với vận thăng nâng hàng có thời hạn sử dụng là trên 10 năm.
Còn vận thăng sử dụng ngoài trời thì thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.
Điều kiện kiểm định:
- Thiết bị nâng hàng cần đảm bảo trạng thái sẵn sàng kiểm định.
- Hồ sơ kỹ thuật, tài liệu của thiết bị được trang bị đầy đủ.
- Đảm bảo điều kiện thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về vệ sinh an toàn lao động.
Trên đây là cách kiểm định vận thăng nâng hàng an toàn. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ hơn về kiểm định vận thăng. Nếu có nhu cầu mua thang nâng hàng liên hệ cho Việt Nhật để được tư vấn hỗ trợ nhé.
Xem thêm >>> Báo giá thang nâng hàng nhập khẩu tốt nhất Việt Nhật