Kiểm định xe nâng người là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn xe nâng người theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động. Dưới đây chính là quy trình kiểm định xe nâng người mà bạn cần biết!
Vì sao cần phải kiểm định xe nâng người?
Theo quy định của Bộ lao động thương binh – xã hội, Xe nâng người là thiết bị chuyên dụng để nâng hạ, di chuyển người và dụng cụ làm việc ở trên cao nên công tác kiểm định an toàn được đặt lên hàng đầu. Nhằm đảm bảo một số tiêu chí sau:
- Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc.
- Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị.
- Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
- Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Khi nào cần kiểm định xe nâng người?
Kiểm định kỹ thuật lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn xe nâng người theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng người.
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm >>> Xe nâng người là gì – những thông tin cần lưu ý
5 bước kiểm định xe nâng người
Các quy định và quy trình kiểm định xe nâng người được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị:
Ở bước này cần kiểm tra đầy đủ các hồ sơ, lý lịch của xe nâng người. Các giấy tờ cần kiểm tra kỹ lưỡng đó là:
- Bản vẽ cấu tạo các hệ thống nâng hạ
- Bản vẽ nguyên lý điện điều khiển
- Quy trình vận hành và xử lý sự cố
- Nhật ký vận hành, sửa chữa (nếu có)
- Hồ sơ kiểm định lần trước (nếu có)
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
Các chuyên viên kiểm định sẽ phải kiểm tra vị trí lắp đặt và cấu tạo các bộ phận của xe nâng người. Các yếu tố cần phải xem xét đó là:
- Kết cấu kim loại chịu lực
- Sàn công tác, lan can bảo vệ
- Hệ thống cáp, hệ thống thủy lực
- Cơ cấu chuyển động đối với trọng lượng
- Các cơ cấu an toàn chống quá tải
- Bộ phận khống chế độ nghiêng, tầm với,…
Việc kiểm tra cần sự kết hợp của các phương pháp kiểm tra để phát hiện các khuyết điểm của xe. Đồng thời, khắc phục các sự cố có thể xảy ra như thiếu mối hàn trên bộ phận nâng hạ, thiếu ốc kim loại,…
Bước 3: Thử nghiệm ở chế độ không tải
Vận hành thiết bị ở chế độ không tải, kiểm tra hoạt động của các cơ cấu truyền động, các cơ cấu an toàn, cơ cấu nâng hạ,…
Bước 4: Thử nghiệm với tải trọng quy định
Quy trình thử nghiệm và kiểm tra xe nâng người ở trạng thái trong trọng tải quy định diễn ra như sau:
- Thử với trọng tải 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd) trong thời gian 10 phút.
- Thử với trọng tải khoảng 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd) trong 10 phút.
- Thử với trọng tải không quá quy định (100% + 10%) SWL để kiểm tra hoạt động của hệ thống chống quá tải.
- Thử với trọng tải ở mức 100% SWL để kiểm tra hệ thống cứu hộ với sự vận hành của hệ thống khi ngắt nguồn động lực cung cấp.
Xem thêm >>> 4 tiêu chí an toàn xe nâng người phải thực hiện khi sử dụng
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định
Sau khi kết thúc quá trình kiểm định xe, đơn vị kiểm định phải:
- Ghi nhận kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm định xe.
- Ban hành giấy chứng nhận kiểm định xe nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu
- Lập báo cáo kiến nghị khắc phục, sửa chữa (nếu có)
Thời hạn kiểm định xe nâng điện bạn nên biết
Thời hện để đem xe nâng điện đi kiểm định là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến độ an toàn khi làm việc với dòng xe này.
- Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng điện là 01 năm.
- Đối với xe nâng điện đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Trên đây chính là quy trình kiểm định xe nâng người, hy vọng sẽ giúp bạn có những chuẩn bị thật tốt trước khi sử dụng dòng xe nâng người. Để mua xe nâng người chính hãng bạn hãy truy cập ngay https://vietnhat.net.vn để được tư vấn và mua hàng chất lượng với mức giá ưu đãi nhất!
Xem thêm >>> Báo giá xe nâng người nhập khẩu chất lượng hàng đầu tại Việt Nhật