Hải Phòng thành phố lớn thứ 3 của cả nước, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM. Hải Phòng được xác định là trung tâm của vùng Duyên hải Bắc Bộ, cửa ngõ ra biển của miền Bắc và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Những lợi thế về phát triển công nghiệp của Hải Phòng
Hải Phòng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bao gồm ba loại hình vận tải lớn: đường bộ, đường không, đường biển. Với 13 khu công nghiệp tổng diện tích 6.556 ha; 07 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 250 ha.Thu hút gần 600 dự án trong và ngoài nước (hơn 400 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 17,1 tỷ USD và gần 200 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 145.885 tỷ đồng tương đương 6,2 tỷ USD)
Công nghiệp Hải Phòng phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, phát triển công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường; Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hàng năm bình quân 20,64%/năm.Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP tăng từ 25,12% năm 2015 lên 38,97% năm 2020. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo tăng nhanh từ 16,4% năm 2015 lên 45,5% năm 2020.
Chính quyền thành phố xác định Hải Phòng cần phát huy lợi thế cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, để phát triển nhanh hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics. Đẩy nhanh xây dựng hạ tầng thương mại để xây dựng thành phố công nghiệp hiện đại hóa, đến nay đã có 12 trung tâm thương mại, 27 siêu thị, 154 chợ, 170 cửa hàng tiện ích, 9 kho xăng dầu, 3 trung tâm logistics. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12,53%/năm, riêng năm 2020 đạt gần 145 nghìn tỷ đồng.
Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để phát triển nền công nghiệp của thành phố
Để xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững; trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; trung tâm thương mại lớn, hạ tầng đồng bộ, có sức cạnh tranh cao của cả nước, khẳng định vị thế của thành phố trung tâm của vùng và cả nước trong hội nhập quốc tế. Ngành Công Thương Hải Phòng tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Một là, tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống Covid-19 và nắm bắt tình hình doanh nghiệp, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
- Hai là, Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp mũi nhọn: cơ khí chế tạo; điện tử – tin học. phát triển công nghiệp hỗ trợ, hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; xây dựng phát triển liên kết ngành, chuỗi giá trị công nghiệp trong thành phố; phát triển thương mại điện tử và dịch vụ logistics.
- Ba là, thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, kịp thời cho các hoạt động kinh doanh sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
- Bốn là, Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, triển khai có hiệu quả Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 – 2025, tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, RCEP, … hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của ngành, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giải quyết công việc.
Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế web tại Hải Phòng ngành công nghiệp phụ trợ tại Hải Phòng hoặc cần marketing ngành công nghiệp phụ trợ tại Hải Phòng có thể tham khảo tại Hải Phòng Branding https://haiphongbranding.vn/